Thứ Bảy, 25/01/2025 | 07:45 AM

5 bài học cuộc sống hay nhất của trường đời

Chắc hẳn là bạn đã từng nghe câu “Làm việc vì chính mình khó hơn làm vì công việc” – Jim Rohn.

Phát biểu của Rohn nghe có vẻ mâu thuẫn. Ông ấy không nói rằng bạn không nên tập trung làm công việc mà bạn yêu thích. Khi bạn yêu những gì bạn làm tự nhiên bạn sẽ làm việc chăm chỉ.
Những điều mà Rohn nói ở đây chính là phát triển bản thân – xây dựng và củng cố bản thân – để trở nên tốt hơn. Cách giao tiếp, quản trị thời gian, thiết lập mục tiêu và tính lãnh đạo – là những điều sẽ giúp bạn cải thiện công việc.

Thành công là kết hợp của giao tiếp, quản trị thời gian, thiết lập mục tiêu, tính lãnh đạo và sự phát triển bản thân dựa trên các bài giảng và bài viết phổ biến nhất của Rohn. Với 20 phút đọc bài hướng dẫn của Rohn, bạn sẽ mở rộng tư duy mà không đâu có được.



Và đây là 5 bài học hay nhất mà trường đời dạy cho bạn:

Bài học 1: Giao tiếp
“Để có hiệu quả, việc giao tiếp của bạn phải có mục đích nào đó. Đôi khi bạn nghĩ gì nói nấy nhưng vẫn có trọng lượng với người khác, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ và đó cũng không phải là quy tắc. Nên biết những gì mình nói, muốn nói khi nào và cách nói như thế nào”.

Bài học 2: Phát triển bản thân
“Nhiệm vụ để phát triển bản thân là giải quyết vấn đề. Thành công đơn giản chỉ là giải quyết vấn đề. Chắc chắn thế, nhiều thứ đôi khi rất phức tạp nhưng nếu bạn dành một ít thời gian – tập hợp và giải quyết. Tập hợp từng vấn đề tại từng thời điểm, làm chủ vấn đề và cuối cùng giải quyết”

Bài học 3: Thiết lập mục tiêu
“Một cuộc sống tốt là một cuộc sống đã được hoạch định. Không phải ngẫu nhiên bạn tồn tại. Nếu bạn có thể bắt đầu khiến cho cuộc sống của bạn có chiều sâu, màu sắc, mục tiêu và mục đích, kết quả sẽ rất kinh ngạc”

Bài học 4: Tính lãnh đạo
“Mạnh mẽ nhưng không khiếm nhã. Tốt bụng nhưng không yếu đuối. Dũng cảm nhưng không phải là kẻ bắt nạt. Khiêm tốn nhưng không nhút nhát. Nghĩ kĩ nhưng không lười biếng. Tự hào nhưng không tự mãn. Hài hước nhưng không điên rồ.”

Bài học 5: Quản trị thời gian
“Làm ra làm, chơi ra chơi. Đừng vừa làm vừa chơi”.

Theo http://www.webtretho.com
[1]234  
To Top